Nhiều bạn chưa phân biệt được tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình
Nhiều bạn chưa phân biệt được tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình. Nhân GXD có phát triển phần mềm Tổng mức đầu tư và phân tích Hiệu quả dự án đầu tư, chúng tôi chia sẻ với bạn 1 số nội dung, bạn tải phần mềm Tổng mức đầu tư ở cuối bài nhé.
1. Bạn cần phân biệt được tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình
Kiểu như đây là 1 kiến thức cơ bản nền tảng. Nếu bạn nắm được thì bạn sẽ có thêm lý luận để xử lý nhiều vấn đề trong lĩnh vực: Kinh tế xây dựng, Kinh tế và Quản lý xây dựng, quản lý dự án.
Chẳng hạn, vừa qua có nhiều bạn gọi điện hỏi tôi là: thầy ơi Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực lâu rồi. Dự toán công trình của em đã lập xong và gửi đi thẩm định, chưa kịp phê duyệt, giờ có phải lập lại theo Nghị định số 68 không? Gói thầu của em phải cập nhật theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu, có cần tính lại theo Nghị định 68 không? Em đã đọc Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 68 rồi mà chưa rõ nên hỏi thầy.
Để giải đáp câu hỏi này bạn xem Điều 36 Quy định chuyển tiếp của nghị định số 68. Bạn xem vẫn chưa rõ là bởi vì không phân biệt được: Dự án đầu tư xây dựng và Công trình, Tổng mức đầu tư xây dựng (TMĐT) và Dự toán công trình. Bạn cứ hiểu đơn giản như này:
Tổng mức đầu tư (TMĐT) | Dự toán xây dựng công trình (DTCT) |
TMĐT được lập cho dự án. Dự án có thể có 1 hoặc n công trình | Dự toán được xác định cho công trình |
TMĐT có chi phí đền bù, hỗ trợ tái định cư (gọi tắt là Giải phóng mặt bằng) lại tính cho tính cho n công trình, nên TMĐT thường lớn hơn Dự toán công trình | Dự toán công trình người ta không tính phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng |
Chi phí xây dựng trong TMĐT bằng xích ma chi phí xây dựng các công trình của dự án | Chi phí xây dựng trong dự toán công trình chỉ tính cho 1 công trình |
TMĐT được xác định ở giai đoạn chuẩn bị dự án, phê duyệt dự án (xem hình trên) | Dự toán công trình được xác định khi đã có thiết kế, mới bóc tách được và đó là ở giai đoạn thực hiện dự án |
TMĐT có trước, dự toán xây dựng lập sau. Bạn có thể tra cứu số liệu TMĐT trong Quyết định đó để phục vụ tính dự toán công trình. |
Khi triển khai thiết kế và lập dự toán công trình, (thường thì) đã có Quyết định phê duyệt dự án trong đó có TMĐT rồi. |
Ở thời điểm xác định TMĐT do thông tin, số liệu còn chưa đủ nên chưa chính xác (so với Quyết toán vốn) nên Dự phòng khối lượng được tính 10% | Ở thời điểm lập dự toán công trình, do có bản vẽ thiết kế nên bóc tách được, thông tin, số liệu rõ ràng hơn nên tính toán đã chính xác hơn, nên dự phòng khối lượng chỉ được tính 5%. |
Do các kỹ sư xây dựng của ta ngại đọc, ngại học lý thuyết, ngại trang bị cơ sở lý luận, nên mới dẫn đến những câu hỏi như trên. Nếu vững lý luận, đường lối làm việc của bạn sẽ rất rõ ràng, làm việc tự tin.
Khi hiểu và phân biệt được TMĐT vs Dự toán xây dựng, đọc Điều 36 Quy định chuyển tiếp của nghị định số 68/2019/NĐ-CP bạn sẽ thấy người ta duy định cho “dự án đầu tư xây dựng”. Nếu dự án của bạn đã thực hiện theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì giờ dự toán công trình, gói thầu cứ theo đó thôi.
Dự án vài ngàn tỷ, giao cho người thẩm định vừa không biết việc, vừa không hiểu chuyên môn, cũng không chịu khó lấp lỗ hổng chuyên môn, lại không có đủ sự tập trung thích đáng. Nhấc lên đặt xuống mãi, giảm được 1 vài tỷ mà vẫn không phê duyệt được TMĐT điều chỉnh, tính ra tiền lãi do ứ đọng vốn đã hơn cái chỗ nhấc lên đặt xuống nhiều lần, chưa kể nguy cơ cả dự án đổ bể vì sản phẩm ra chậm mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
2. Về dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt nhưng chưa triển khai
Nhân đây tôi cũng trao đổi thêm: Quy định chuyển tiếp “Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai“. Nhiều bạn còn lăn tăn như thế nào là dự án đầu tư xây dựng đã triển khai?
Chúng ta cần hiểu rằng không cứ phải đấu thầu, khởi công rồi mới là triển khai dự án. Mà triển khai khảo sát xây dựng, thiết kế, lập dự toán là triển khai dự án rồi. Mất bao công sức, thời gian và chi phí để làm theo một quy định rồi giờ cứ thế làm tiếp thôi, không làm lại nữa. Theo quy định tại Điều 26, Thông tư số 09/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng:
Đó là lý do tại các khóa học của GXD, chúng tôi luôn chỉ dẫn và phân tích rất kỹ cho các Kỹ sư hiểu rõ những sơ đồ như trong ảnh minh họa đầu bài này.
Câu hỏi: Dự toán lập theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Vậy có phải điều chỉnh định mức, nhân công, ca máy theo Thông tư số 10, 11, 15/2019/TT-BXD với những hợp đồng ký sau 15/02/2020 không?
Trả lời: Thông tư số 10, 11, 15/2019/TT-BXD có hiệu lực từ 15/02/2020 hướng dẫn Nghị định số 68/2019. Mà mình thực hiện theo 32 thì để ý đến nó làm gì?
3. Điều 36. Quy định chuyển tiếp của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định:
1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng) theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23/05/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký.
4. Điều 6. Trình tự đầu tư xây dựng của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định
1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
5. Tải phần mềm Tổng mức đầu tư
Để học thực hành hiểu sâu hơn và trang bị thêm cho năng lực định giá xây dựng, bạn hãy tải phần mềm Tổng mức đầu tư ở bài sau: Phần mềm Lập Tổng mức đầu tư Xây dựng của dự án chạy trên Excel
♣ Nhiều bạn hỏi là: em học chuyên ngành kỹ thuật, hoặc em đi công trường nhiều năm, hoặc em trái ngành… giờ muốn về văn phòng làm Kinh tế xây dựng, em chưa biết bắt đầu từ đâu… Thì những kiến thức kiểu như trên là những thứ mà làm Kinh tế xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần trang bị. Tìm kiếm đâu xa nữa.
♣ Ghi danh Lớp xác định Tổng mức đầu tư và phân tích Hiệu quả dự án với Ms Huyền Thanh 0985 099 938.
♣ Đăng ký Lớp học dự toán công trình tốt nhất tại GXD mời bạn liên hệ Ms Thu An 0974 889 500.