Lập dự toán thiết bị của công trình trường học có tính thuế GTGT?

Lập dự toán thiết bị của công trình trường học có tính thuế GTGT?

Lập dự toán thiết bị của công trình trường học có tính thuế GTGT không?

Khi lập dự toán công trình trường học, ngoài dự toán chi phí xây dựng công trình, còn phải lập dự toán mua sắm cả bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bàn ghế phòng họp, bảng viết, mành rèm… cho trường học đó. Các “vật dụng” đó thường được hiểu là thiết bị trường học. Câu hỏi nhiều dự toán sư hay người thẩm định dự toán vẫn thường phải đặt ra là:

1) Thiết bị trường học tính vào chi phí xây dựng (Gxd) hay chi phí thiết bị (Gtb) trong dự toán công trình?

2) Thiết bị trường học có tính thuế GTGT không?

Do quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật không thể nêu chi tiết, cụ thể đến từng vấn đề, đối tượng trong xã hội và cuộc sống được. Nên hiểu về vấn đề này vẫn có các quan điểm khác nhau. Tôi xin trình bày 1 số kinh nghiệm của các công trình tương tự sau đây để các bạn tham khảo.

1) Thiết bị trường học tính vào chi phí xây dựng (Gxd) hay chi phí thiết bị (Gtb) trong dự toán công trình?

Vì sao phải phân biệt thiết bị tính vào Chi phí xây dựng hay Chi phí thiết bị? Công trình khi xây dựng, chi tiền xây dựng phần vỏ bao che, rồi chi tiền mua bàn ghế, bảng viết, vật dụng kê vào trong phòng học thì tổng chi phí Gxd+Gtb không đổi, dù bạn có đưa giá trị các thiết bị – vật dụng đó cộng vào Gxd hay Gtb. Tuy nhiên, trong dự toán công trình còn những nội dung Chi phí Tư vấn (Gtv) như: Chi phí tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát thi công, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị… lại tính trên gốc Gxd hoặc Gtb. Nên việc tính vào Gxd, Gtb sẽ ảnh hưởng đến giá trị Gtv. Vì thế khi lập dự toán phải phân loại vật liệu tính vào Chi phí xây dựng (Gxd) hoặc Chi phí lắp đặt (Glđ) và Chi phí thiết bị tính vào chi phí mua sắm (Gms).

Dự toán công trình tòa nhà Quốc hội do Viện Kinh tế xây dựng thẩm tra

Dự toán công trình tòa nhà Quốc hội do Viện Kinh tế xây dựng thẩm tra

Theo kinh nghiệm cho thấy từ công trình như tòa nhà quốc hội, chi phí các “vật dụng” như bàn ghế, mành rèm… được tính vào chi phí thiết bị. Dự toán do Viện Kinh tế xây dựng cơ quan chuyên môn hàng đầu về chuyên môn quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện thẩm tra. Như vậy các thiết bị tương tự của trường họp bạn có thể đưa vào Chi phí mua sắm thiết bị.

Ngoài ra, còn 1 lý do nữa phải người am hiểu về định giá xây dựng, hiểu xuyên suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng là: Đó là trong dự án có kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó đã phân chia các gói thầu, khi lập dự toán nên phân chia cấu trúc các hạng mục hay phần công việc theo gói thầu đó (định hướng từ sớm để khi đấu thầu thuận lợi). Và nhà thầu xây dựng thì thường mạnh về thi công xây dựng, nên gói thầu mua sắm thiết bị được tách riêng để nhà thầu cung cấp chuyên nghiệp họ thực hiện sẽ chuẩn hơn và có hàng tốt hơn.

Bạn đọc cũng tham khảo thêm thông tư số 17/2000/TT-BXD phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp nhé. Thông tư này vẫn chưa hết hiệu lực và chưa có văn bản nào thay thế.

2) Thiết bị trường học có tính thuế GTGT không?

Nhiều bạn lập dự toán vẫn chưa để ý là để lập dự toán, không chỉ thực hiện theo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công… mà còn phải am hiểu cả Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…

Để giải quyết câu hỏi đặt ra, bạn tham khảo hệ phần nào các văn bản liên quan Luật Thuế GTGT được liệt kê. Và tình huống vướng mắc đã được Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn Công ty CP tiến bộ Quốc tế xoay quanh việc xác định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Theo Cục Thuế TP. Hà Nội, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.

Trong đó, Điều 2 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định, đối tượng chịu thuế giá GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC cũng đã quy định cụ thể đối tượng không chịu thuế GTGT.

Khoản 12 Điều 10 Thông tư trên quy định thuế suất 5% đối với giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.

Theo Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc hàng hóa, dịch vụ tại các quy định nêu trên.

Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu rõ, các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại…

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn, trường hợp Công ty CP tiến bộ Quốc tế ký hợp đồng với chủ đầu tư cung cấp các thiết bị trong trường học thì đối với các loại giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học quy định tại Khoản 12 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%.

Đối với các mặt hàng khác không phải thiết bị chuyên dùng cho giảng dạy và học tập, các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học thì Công ty nghiên cứu quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC để xác định mức thuế suất thuế GTGT cụ thể.

Đọc đến đây, các dự toán sư cũng vẫn chưa rõ là bàn, ghế học sinh và bàn, ghế giáo viên có phải thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học hay không? Điều bạn cần học ở đây là phản xạ Google cụm từ: “bàn ghế học sinh chịu thuế giá trị gia tăng”. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ý kiến giải đáp của Bộ Tài chính: “Bàn, ghế học sinh và bàn, ghế giáo viên không phải là dụng cụ chuyên dùng trong giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm và học tập, do đó, hoạt động kinh doanh bàn, ghế học sinh và bàn, ghế giáo viên nộp thuế GTGT theo thuế suất 10%.”

About The Author