Công tác khoan lỗ sắt râu giằng tường và kiến thức dự toán kỹ sư QS cần trang bị
Công tác khoan lỗ sắt râu giằng tường và kiến thức dự toán kỹ sư QS cần trang bị
Cho em hỏi chỗ công tác khoan lỗ sắt râu tường và giằng tường, hao phí sắt râu d6-8 và cấy xika dua731 nằm trong chi phí nào của dự toán?
Trả lời: Nằm trong chi phí xây dựng (Gxd), thuộc vào chi phí trực tiếp (T) của dự toán xây dựng công trình (Gxdct) bạn nhé.
Hỏi tiếp: Dạ cảm ơn thầy, thầy có thể giải thích rõ xíu được không ạ ? Vì trong khối lượng trình lên thì bên đơn vị có bóc khối lượng tường xây kèm theo số lỗ khoan râu, kl xika 731, thép râu d6.
Trả lời :
Xuất phát từ khái niệm: Dự toán là dự trù kinh phí cho tất cả các công việc sẽ phải thực hiện khi thi công xây dựng công trình.
Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (và cũng bao trùm luôn cho nguyên tắc lập dự toán): tính đúng, tính đủ (theo Điều 3 Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng). Có nghĩa là không được thiếu đầu việc hay khối lượng và cũng không được trùng đầu việc, trùng chi phí.
Công việc em đang nói có bắt buộc phải làm không? có trong thiết kế không? Câu trả lời là: Có. Vậy thì phải tính tiền không? Có phải tính tiền chứ không thì móc đâu ra?
Có điều, người lập dự toán phải hiểu về định mức – đơn giá, bởi khi làm định mức có thể người làm định mức đã gộp vài công tác vào với nhau.
Ví dụ: không có định mức cho công tác tháo dỡ ván khuôn riêng, vì người ta đã gộp định mức đó vào luôn công tác Sản xuất, Lắp dựng ván khuôn rồi. Nên chỉ có 1 đầu việc: Sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn thôi.
Tương tự công tác xây tường, nếu tính luôn trong đó khoan lỗ, cấy râu, nhét xika rồi thì thôi. Còn nó chưa tính thì phải tính tiền vào để khi thi công có tiền để mà làm.
Cũng có khi không tính trong định mức, mà người ta bao gồm hết trong giá. Ví dụ: Tính 200k/1m ép cọc BTCT, trong đó người ta bao gồm hết cả vận chuyển cọc, bảo quản, ép cọc… Thì khi đó không có thêm đầu việc vận chuyển cọc tính riêng ra 1 dòng trong bảng dự toán nữa.
Tương tự vậy cho tất cả các công tác khác. Đó là lý do: người làm dự toán phải hiểu về định mức, đơn giá, kinh tế, dự toán. Phải được đào tạo lập dự toán bài bản. Chứ làm tay ngang thì khó, động đến cái gì cũng không biết, không hiểu bản chất của nó là thế nào, nên cứ phải hỏi nó là gì ?
Thế còn tại sao lại nói nó nằm trong Chi phí xây dựng, thuộc vào chi phí trực tiếp của dự toán? Là vì theo Thông tư, Nghị định của Bộ Xây dựng và Chính phủ thì nó được xếp vào các Chi phí đó. Người ta quy định và hướng dẫn tính vào đó. Dùng phương pháp loại trừ cũng có thể thấy nó hiển nhiên. Bởi vì: Không thể tính vào chi phí thiết bị, cũng không thể tính vào chi phí Tư vấn, chi phí khác hay chi phí dự phòng và tính chất công việc đó tương tự công tác xây dựng khác.
Khi đó lại phải thông hiểu về Nghị định, Thông tư, cơ chế pháp lý liên quan đến lập dự toán và phải có lý luận. Nâng cao hơn nữa là hiểu về bản chất, ý nghĩa của các vấn đề để có thể lý giải được như trên.
Khóa học dự toán công trình tại GXD chúng tôi dạy học viên cách tư duy, xem xét vấn đề và lý luận như nói trên. Chứ không phải chỉ chạy phần mềm, tra vài công tác, lắp vài cái giá để ra bảng dự toán. Phần mềm dự toán ở lớp dự toán GXD được dùng để làm giáo cụ minh họa giúp bạn hiểu sâu hơn vấn đề.