Thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành

Thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành

Thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành được thực hiện như thế nào?

1. Cơ sở pháp lý của việc thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng

Theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định. Bạn xem khoản 37, Điều 3 Giải thích từ ngữ Luật Xây dựng.

Do đó, việc thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thẩm tra. Ví dụ: Công ty Cổ phần Giá Xây Dựng là đơn vị có đủ điều kiện năng lực Tư vấn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có cá nhân chứng chỉ định giá xây dựng hạng 1, đã thực hiện thẩm tra dự toán giúp nhiều Chủ đầu tư đạt kết quả tốt, được tín nhiệm.

Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở để xem xét phê duyệt.

2. Nội dung thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng

Không có quy định riêng về nội dung thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng. Chỉ có quy định về: Nội dung thẩm định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng gói thầu xây dựng. Tại Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, dự toán chi phí khảo sát xây dựng là 1 loại thuộc dự toán xây dựng, do đó cũng tuân theo quy định này.

Về nội dung thẩm tra dự toán thực hiện theo các nội dung thẩm định dự toán và thỏa thuận trong phần nội dung hợp đồng tư vấn ký giữa Chủ đầu tư và đơn vị thẩm tra dự toán. Mời bạn tham khảo thêm bài sau: https://dutoanduthau.com/viec-tham-dinh-du-toan-xay-dung-duoc-thuc-hien-nhu-nao.html

Cũng theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 của Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP:

5. Đối với các công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B và C có kỹ thuật phức tạp hoặc áp dụng công nghệ cao, cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định dự toán xây dựng, hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí thực hiện thẩm tra dự toán xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt. Tổ chức, cá nhân được mời tham gia thẩm định hoặc được lựa chọn thực hiện thẩm tra phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
6. Nội dung thực hiện, kinh phí và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định hoặc thẩm tra được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân được mời tham gia thẩm định thực hiện các nội dung do cơ quan chủ trì thẩm định yêu cầu và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung thẩm tra dự toán xây dựng bao gồm toàn bộ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức, cá nhân thẩm tra có trách nhiệm báo cáo với cơ quan chủ trì thẩm định, chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra theo quy định của pháp luật;
c) Chi phí cho tổ chức, cá nhân được mời thẩm định dự toán xây dựng và chi phí thẩm tra dự toán xây dựng được xác định trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc xác định bằng phương pháp lập dự toán chi phí.

3. Phần mềm dự toán phục vụ công việc thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng

  • Nếu file dự toán được lập bằng phần mềm Dự toán GXD thì đó là file Excel rồi. Bạn chỉ cần file Excel là có thể kiểm tra, chỉnh sửa phục vụ công việc thẩm tra được.
  • Phần mềm Dự toán GXD có chức năng thẩm tra / thẩm định dự toán, bạn có thể sử dụng để kiểm tra lại đơn giá gốc (so với đơn giá địa phương), sự chỉnh sửa định mức trong đơn giá, tính toán lại khối lượng, xác định ra giá trị dự toán. Đó là các công việc thường tốn nhiều thời gian của bạn.
  • Nếu sử dụng phần mềm Dự toán GXD, bạn có thể chọn: Template khảo sát (theo đúng mẫu Thông tư số 09/2019/TT-BXD); dữ liệu Khảo sát xây dựng theo đúng Thông tư số 10/2019/TT-BXD công bố mới nhất; lệnh Thẩm định / thẩm tra và kiểm tra sự sai khác do dự toán Tư vấn lập có thể chỉnh sửa sai khác hoặc nhầm lẫn…

4. Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng

Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Bạn sử dụng mẫu báo cáo này để thực hiện báo cáo kết quả thẩm tra dự toán chi phí khảo sát xây dựng.

5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình, quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư có thể ủy quyền cho chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán khảo sát xây dựng.

Một video khá hay của Thầy Nguyễn Thế Anh chia sẻ từ lâu nhưng bạn vẫn có thể thu hoạch được những vấn đề giá trị cho công việc. Mời bạn xem nhé:

About The Author